Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao?

27/11/2022 05:34

() - Bệnh viện cổ nhất Việt Nam có số năm hoạt động trải dài qua 3 thế kỷ, ra đời trong bối cảnh đau thương của Sài Gòn và miền Nam dưới gót giày xâm lược.

Mới đây, tại lễ kỷ niệm 160 năm thành lập,

Bệnh viện Chợ Quán ở thế kỷ 20 (Ảnh tư liệu).

Nhà thương Chợ Quán là bệnh viện đầu tiên được thành lập trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn, bên một nhánh của dòng sông Bến Nghé (nay là kênh Tàu Hũ), gắn liền với lịch sử của mảnh đất phương Nam này.

Lịch sử ghi lại, ban đầu, thực dân Pháp dùng nhà thương Chợ Quán như bệnh viện dã chiến, nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Sau đó, nơi này tiếp nhận thương binh từ các trận đánh tại Sài Gòn - Gia Định và Nam Bộ. Có thể nói, nhà thương Chợ Quán ra đời trong bối cảnh đau thương của Sài Gòn và miền Nam Việt Nam dưới gót giày xâm lược.

Năm 1864, bệnh viện được giao lại cho chính quyền thời bấy giờ quản lý. Những năm đầu chủ yếu tiếp nhận điều trị người mắc bệnh hoa liễu, người tù bị bệnh, người già, người nghèo, người mắc bệnh nan y.

Từ năm 1876 đến 1904, bệnh viện được sửa chữa, xây thêm, bổ sung thêm phòng bệnh truyền nhiễm. Năm 1972 đánh dấu bước phát triển mạnh của Bệnh viện Chợ Quán về cơ sở vật chất, khi khu nhà chính 6 tầng được xây dựng trên diện tích hơn 12.000m2, với sự trợ giúp của Hàn Quốc.

Tháng 3 năm 1974, bệnh viện có tên mới là Trung tâm y khoa Hàn - Việt, chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi và các khoa Dược, cận lâm sàng.

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao? - 2

Bệnh viện trải qua nhiều thời kỳ với những tên gọi khác nhau (Ảnh: GL).

Trải qua những biến động lịch sử của dân tộc, từ nhà thương Chợ Quán đến nay đã mang tên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm hàng đầu của khu vực phía Nam.

Đây là bệnh viện duy nhất của Việt Nam có một trại giam nằm bên trong khuôn viên, và cũng là nơi đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hi sinh. Khu trại giam hiện đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. UBND TPHCM đang gấp rút thực hiện quy trình trùng tu di tích trên, để mở lại đúng dịp kỷ niệm ngày sinh đồng chí Trần Phú trong năm 2024.

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao? - 3

Khu trại giam nơi Tổng bí thư Trần Phú hi sinh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: GL).

Trong cao điểm dịch Covid-19 vào năm 2021, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, "thành trì" điều trị cuối cùng từng bị hoành hành khi hàng loạt nhân viên y tế bị phát hiện nhiễm bệnh.

Nhiều người sẽ không quên hình ảnh TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, nguyên Giám đốc Bệnh viện (nay là Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM) kéo vali từ ngoài cổng vào trong để cách ly cùng toàn bộ nhân viên y tế khác. Để rồi sau những đau thương mất mát, đã có nhiều sự sống tưởng chừng rất nguy kịch được hồi sinh ngoạn mục tại nơi đây.

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao? - 4

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM hiện tại (Ảnh: HL).

Hiện nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM là cơ sở chuyên khoa truyền nhiễm hạng 1, với 10 phòng chức năng, 17 khoa lâm sàng, công suất 550 giường nội trú, 5 khoa cận lâm sàng và gần 800 nhân sự.

Trải qua quá trình hoạt động quá lâu, bệnh viện được xác định là một trong những cơ sở y tế tại TPHCM bị xuống cấp. Chính quyền địa phương đang khẩn trương thực hiện dự án cải tạo khoa Khám bệnh của bệnh viện, để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao? - 5

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM hiện là cơ sở điều trị chuyên khoa truyền nhiễm hạng 1 (Ảnh: HL).

Lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM chia sẻ, trải dài qua 3 thế kỷ hoạt động, mỗi chặng đường đi qua đều là những mốc son quan trọng ghi dấu những giá trị bất biến, trường tồn của bệnh viện.

Tập thể cán bộ viên chức, người lao động bệnh viện luôn tự hào, hãnh diện và luôn phấn đấu, nỗ lực không ngừng để xứng đáng với vị trí đầu ngành nhiễm trùng - truyền nhiễm, đem đến những đóng góp cho sự nghiệp y tế nước nhà, chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân TPHCM và khu vực phía Nam.

Bạn đang đọc bài viết "Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, tồn tại qua 3 thế kỷ giờ ra sao?" tại chuyên mục GIÁO DỤC - SỨC KHỎE. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư (kinhtethitruong.info@gmail.com) hoặc số Hotline 0833558833